Theo nhận xét của giáo sư Tom Humphrey của viện Nhiễm
trùng và sức khỏe toàn cầu có nhận định rằng ngăn đựng rau củ quả của tủ lạnh
có chứa rất nhiều vi khuẩn và gấp 750 lần mức an toàn.
Vậy làm thế nào để có thể bảo quản thực phẩm mà
không phải lo ngại đến vấn đề thức ăn bị nhiễm khuẩn vì hiện nay đa số mọi người đều mua tủ lạnh. Dưới đây là một số biện
pháp giúp bạn có thể ngăn ngừa được vi khuẩn trong tủ lạnh.
Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Để bảo đảm sức khỏe người dùng, các nhà sản xuất thực
phẩm thường cắt giảm hàm lượng chất bảo quản. Cũng bởi thế nên nhu cầu bảo quản
thực phẩm trong tủ lạnh sau khi đã mở bao bì tăng lên. Khi tủ lạnh của bạn đã để
đầy thức ăn, hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống và thường xuyên vệ sinh tủ lạnh.
Mỗi tuần nên vệ sinh tủ lạnh 1 lần với nước nóng và thuốc khử trùng.
Không được đặt thịt ở trên ngăn cùng
Một trong những nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm
khi ăn đồ để trong tủ lạnh. Thịt gà sống được coi như một tủ vi khuẩn campylobacter
vô cùng nguy hiểm và nó thường làm cho người dùng bị đau bụng, sốt, tiêu chảy.
Do vậy, nếu bạn để thịt sống ở ngăn trên đựng rau của quả thì nước trong thịt sẽ
bị chảy rò rỉ ra và nó sẽ ngấm vào rau . Vì thế cần bảo quản thịt ở trong một hộp
kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh.
Phô mai phải
được bảo quản trong một hộp riêng
Cần phải bảo quản phô mai ở trong một chiếc hộp
riêng và không được đặt chung với các loại khác như pate, cá, thịt vì phô mai
là một loại dễ bị nhiễm khuẩn từ các thức ăn đã qua tay xử lý của bạn.
Vi khuẩn từ rau sống
Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh
và thường tìm thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ
rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước
khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.
Cơm để trong tủ lạnh không an toàn
Các thực phẩm được trồng gần duới đất như lúa, ngũ cốc
và các loại rau gia vị khác thường bị nhiễm vi khuẩn Bacillus cereus. Chính nó
sẽ làm cho bạn bị các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy. Vi khuẩn này không
hoạt động trong quá trình nấu mà nó bắt đầu hoạt động phát triển khi cơm đã nguội.
Vì thế nếu muốn dự trữ cơm trogn tủ lạnh cần phải để cơm vừa nguội ngay vào
trong tủ lạnh và cần phải bỏ đi nếu để trong tủ lạnh được ba ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét